Một số điều cần biết về giám định ADN

08/02/2023

Một số điều cần biết về giám định ADN 

1. Giới thiệu về giám định ADN tại Trung tâm Pháp Y Hà Nội

Giám định ADN, hay Lập hồ sơ ADN (ADN profiling) là một kỹ thuật pháp y trong điều tra tội phạm, so sánh hồ sơ của nghi phạm hình sự với bằng chứng ADN để đánh giá khả năng họ có liên quan đến tội phạm hay không. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong xét nghiệm quan hệ huyết thống để xác định nhân thân, lai lịch của những đối tượng trong các vụ án [1].
Sự xuất hiện của giám định ADN pháp y đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với hệ thống tư pháp hình sự. Tác động đó thể hiện theo ba cách: minh oan cho những người bị kết án sai; cung cấp bằng chứng về tội của những người bị tình nghi; và xác định thủ phạm tiềm năng thông qua cơ sở dữ liệu ADN trong các trường hợp có thể vẫn chưa được giải quyết [2].

2. Cơ sở khoa học và phân loại giám định ADN

Giám định ADN dựa trên phương pháp sử dụng các dấu hiệu lặp lại song song ngắn (short tandem repeats - STR) trên nhiễm sắc thể để xác định những người liên quan hiện trường vụ án, danh tính của những người mất tích và xác nhận quan hệ gia đình.

    2.1. Phân tích STR

Các đoạn lặp song song ngắn (STR) là các chuỗi ADN lặp lại ngắn (2–6 bp) chiếm khoảng 3% bộ gen người, bao gồm cả ADN nhiễm sắc thể thường và AND nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Số lượng đơn vị lặp lại rất khác nhau giữa các cá nhân, điều này mang lại khả năng phân biệt cao khi được phân tích cho mục đích nhận dạng đối tượng [3].
Từ nước này sang nước khác, các hệ thống lập hồ sơ ADN dựa trên STR khác nhau đang được dùng. Các hệ thống khuếch đại locus lõi CODIS 20 gần như phổ biến [4].
(CODIS là kho lưu trữ thông tin ADN quốc gia do FBI duy trì, cho phép các phòng thí nghiệm tội phạm lưu trữ và so sánh hồ sơ ADN từ bằng chứng hiện trường vụ án và những tội phạm đã bị kết án).

   2.2. Phân tích ADN nhiễm sắc thể Y STR
Các STR trên nhiễm sắc thể Y (Y-STR) đã được sử dụng trong các vụ án hình sự trong gần 30 năm, nêu bật ưu điểm chính trong các trường hợp bị cáo buộc tấn công tình dục, trong đó có thể phát hiện ra sự có mặt của ADN từ nam giới khi có một lượng nhỏ trong hỗn hợp với ADN của nữ giới [5].



Nguồn: https://sites.google.com/site/dnaprofilingdigest/technique/y-chromosome-str-testing
 

 

Các STR nằm trên ADN nhiễm sắc thể Y và Cơ sở dữ liệu tham chiếu haplotype nhiễm sắc thể Y (YHRD) được sử dụng để phân tích và giải thích bằng chứng ADN trong các cuộc điều tra tấn công tình dục [8].

 

   2.3.Phân tích ADN ty thể
ADN ty thể (mtDNA) được truyền từ mẹ sang con cái, thường được gọi là di truyền từ mẹ. mtDNA có thể được lấy từ những vật liệu như sợi tóc và xương, răng cũ, móng tay, tóc. Vì vậy phân tích ADN ty thể được sử dụng trong xác định quan hệ huyết thống mẹ - con, hay tìm danh tính của đối tượng trong vụ án được điều tra [6], [7].

3. Quy trình thực hiện giám định ADN
 


4. Một số trang thiết bị được sử dụng trong giám định ADN

  • Yếu tố kết quả chính xác, thiết lập hồ sơ ADN được thực hiện theo các bước nghiêm ngặt được ưu tiên hàng đầu vì mỗi kết quả giám định có vai trò rất quan trọng trong công tác điều tra án của các cơ quan công an, cảnh sát điều tra.
  • Quy trình tách ADN, phân tích và trả kết quả chỉ gồm 5 bước diễn ra nhanh chóng.
  • Các bộ hóa chất tách chiết, thiết bị PCR, và phân tích ADN được nhập mới từ Mỹ (Promega, Thermo Fisher), Đức (QIAGEN), Nhật (Astec) khi tiến hành giám định về gen.


Hệ thống phân tích ADN 3500 của Applied Biosystem từ Mỹ kết hợp cùng góp phần cùng các bộ hóa chất nêu trên cho ra kết quả giám định nhanh và chính xác.

Khoa Xét nghiệm ADN


Tài liệu tham khảo
[1]         Robin McKie, “Eureka moment that led to the discovery of DNA fingerprinting,” The Guardian, May 24, 2009.
[2]         E. Murphy, “Forensic DNA Typing,” Annu Rev Criminol, vol. 1, no. 1, pp. 497–515, Jan. 2018, doi: 10.1146/annurev-criminol-032317-092127.
[3]         N. Wyner, M. Barash, and D. McNevin, “Forensic Autosomal Short Tandem Repeats and Their Potential Association With Phenotype,” Front Genet, vol. 11, 2020, doi: 10.3389/fgene.2020.00884.
[4]         Office of the Inspector General, “The Combined DNA Index System,” Sep. 2001.
[5]         D. Syndercombe Court, “The Y chromosome and its use in forensic DNA analysis,” Emerg Top Life Sci, vol. 5, no. 3, pp. 427–441, Sep. 2021, doi: 10.1042/ETLS20200339.
[6]         I. Z. Pajnič, “Mitochondrial DNA in forensic analyses,” Slovenian Medical Journal, vol. 89, no. 1–2, Feb. 2020, doi: 10.6016/ZdravVestn.2932.
[7]         Steph Yin, “Why Do We Inherit Mitochondrial DNA Only From Our Mothers?,” The New York Times, 2016.
[8]         L. Roewer, “Y-chromosome short tandem repeats in forensics—Sexing, profiling, and matching male DNA,” WIREs Forensic Science, vol. 1, no. 4, p. e1336, Jul. 2019, doi: https://doi.org/10.1002/wfs2.1336.

 

DANH MỤC TIN TỨC