Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 

      Trung tâm Pháp y là một đơn vị sự nghiệp chuyên nghiên cứu và sử dụng những kiến thức, những tiến bộ về Y học để phục vụ pháp luật, cũng như cho chính ngành Y tế v..v, góp phần gìn giữ an ninh trật tự, đảm bảo công bằng xã hội, đồng thời góp phần xây dựng hệ thống Y tế vững mạnh toàn diện, nhất là các vấn đề về Y học Tư pháp và đạo đức ngành y.

       Trong các loại hoạt động giám định thì giám định Pháp y là loại giám định nhiều nhất và quan trọng nhất, vì đối tượng giám định là con người là các tang vật (sinh học) thu được tại hiện trường các vụ án, các vụ tai nạn, thảm hoạ, kết luận của giám định pháp y góp phần quan trọng cho cơ quan điều tra, tố tụng, và chính quyền các cấp, trong việc truy tìm tội phạm, xác định tung tích người bị nạn, xác định mức độ tổn hại sức khỏe hay nguyên nhân tử vong, nguyên nhân gây ra thương tích của nạn nhân, các dấu vết sinh học mà nghi can để lại hiện trường v..v.

       Để đáp ứng với yêu cầu thực tế bức xúc của xã hội, cũng như công tác hoạt động Tư pháp nói chung ngày 02/9/1979 Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã có quyết định thành lập Tổ Giám định Pháp y gồm 05 thành viên do PGS.BS Nguyễn Hữu Lộc - phó giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba làm tổ trưởng.

       Ngày 30/5/1990 UBND Thành phố Hà Nội có quyết định số: 2561/QĐUB về việc thành lập Tổ chức giám định tư pháp. Từ đó Tổ chức Giám định Pháp y được ra đời (tháng 06/1990) và hoạt động.

      Để thực hiện Pháp lệnh giám định Tư pháp số: 24/2004/PL-UBTVQH được Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua ngày 29/9/2004, và nghị định Chính phủ số: 67/2005/NĐCP ngày 19/05/2005. Trung tâm Giám định Pháp y Hà Nội được chính thức thành lập theo quyết định số: 5143/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 25/12/2007, trong đó có quy định rõ chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy biên chế của Trung tâm Giám định Pháp y Hà Nội.

      Thực hiện nghị quyết số 15/2008/NQ-QH của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc về Thành phố Hà Nội. Ngày 13/10/2008 UBND Thành phố Hà Nội có quyết định số 1241/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Pháp Y Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Giám định Pháp y Hà Nội và Tổ chức Giám định Pháp y Hà Tây và Trung tâm Pháp y Hà Nội đã và đang hoạt động hiệu quả cho đến nay

Ban Lãnh Đạo

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Ths. Trịnh Xuân Hà

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM PHÁP Y HÀ NỘI
(Theo Quyết định số 1722/QĐ-SYT ngày 19/09/2018 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Pháp y Hà Nội)
A. CHỨC NĂNG
Trung tâm Pháp y Hà Nội có chức năng tổ chức thực hiện các lĩnh vực giám định pháp y trên địa bàn Hà Nôị và các địa phương khác (Khi có yêu cầu  cảu cơ quan điều tra); nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo, đào tạo bồi dưỡng trong lĩnh vực pháp y.

B. NHIỆM VỤ

1. Thực hiện công tác giám định pháp y bao gồm:
a) Giám định và giám định lại tổn thương cơ thể do chấn thương và các nguyên nhân khác;
b) Giám định sự xâm phạm thân thể phục vụ tố tụng, giám định giới tính;
c) Giám định và giám định lại tử thi, giám định hài cốt. Tham gia giám định các trường hợp chết do thiên tai thảm họa ở trong và ngoài nước theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế và cơ quan có thẩm quyền;
d) Giám định và giám định lại trên hồ sơ;
đ) Các trường hợp giám định khác theo quy định của pháp luật và trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
e) Giám định pháp y theo yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia các hoạt động theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tham gia Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Xác định chết não phục vụ cho việc hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật.
3. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về chuyên ngành pháp y.
4. Tham gia công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực pháp y. Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn và của Trung ương về lĩnh vực giám định pháp y.
5. Thực hiện dịch vụ y tế theo nhu cầu khi đủ điều kiện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo đúng quy định của pháp luật.
6. Thực hiện việc quản lý viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê, báo cáo Sở Y tế, Sở Tư pháp và Viện Pháp y Quốc gia về hoạt động giám định pháp y, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực pháp y trên địa bàn tỉnh.
8. Quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình y tế quốc gia và hợp tác quốc tế về lĩnh vực pháp y trên địa bàn tỉnh khi được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao

CƠ CẤU TỔ CHỨC